THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

1. Điều kiện đăng ký kiểu dáng Công nghiệp:

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Có tính mới;
  • Có tính sáng tạo;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

2. Quyền đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp :

- Tác giả hoặc người thừa kế hợp pháp của tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp;

- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả với hình thức giao việc, thuê việc trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

3. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
  • Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
  • Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

4. Yêu cầu đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

  • Tài liệu xác định kiểu dáng công nghiệp cần bảo hộ trong đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm bản mô tả kiểu dáng công nghiệp và bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp. Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp gồm phần mô tả kiểu dáng công nghiệp và phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
  • Phần mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
  • Bộc lộ đầy đủ tất cả các đặc điểm tạo dáng thể hiện bản chất của kiểu dáng công nghiệp và nêu rõ các đặc điểm tạo dáng mới, khác biệt so với kiểu dáng công nghiệp ít khác biệt nhất đã biết, phù hợp với bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ;
  • Trường hợp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm nhiều phương án thì phần mô tả phải thể hiện đầy đủ các phương án và chỉ rõ các đặc điểm khác biệt giữa phương án cơ bản với các phương án còn lại;
  • Trường hợp kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn đăng ký là kiểu dáng của bộ sản phẩm thì phần mô tả phải thể hiện đầy đủ kiểu dáng của từng sản phẩm trong bộ sản phẩm đó.
  • Phạm vi bảo hộ kiểu dáng công nghiệp phải nêu rõ các đặc điểm tạo dáng cần được bảo hộ, bao gồm các đặc điểm mới, khác biệt với các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.
  • Bộ ảnh chụp, bản vẽ phải thể hiện đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp.

5. Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Sau khi tra cứu khả năng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp thực hiện thủ tục sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

  • 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
  • 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp (bao gồm cả hình vẽ, nếu có);
  • 04 Bộ ảnh chụp/Bản vẽ;
  • Giấy ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp nếu đơn nộp thông qua đại diện;
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 02 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 3: Sau khi nhận đơn Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành các bước thẩm định đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp như sau:

  • Thẩm định hình thức đơn:

Nếu đơn đăng ký hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Nếu đơn đăng ký không hợp lệ. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện các thủ tục sau:

  • Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, trong đó phải nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người nộp đơn sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối.
  • Thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót, sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối trên.

Thời gian : 1 -2 tháng.

  • Công bố đơn :

Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chấp nhận hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.

  • Thẩm định nội dung :

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (có tính mới, có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Thời hạn thẩm định nội dung: 07 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Bước 5. Cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp

Sau khi hoàn thành thẩm định nội dung, trường hợp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đáp ứng yêu cầu bảo hộ, chủ sở hữu sẽ  nộp phí đăng ký kiểu dáng công nghiệp để nhận được văn bằng bảo hộ, trường hợp đơn không đáp ứng yêu cầu bảo hộ, Cục SHTT sẽ thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

6. Lệ phí nộp đơn kiểu dáng công nghiệp

- Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng;

- Phí phân loại kiểu dáng công nghiệp: 100.000 đồng/01 phân loại;

- Phí thẩm định đơn: 700.000 đồng/01 đối tượng;

- Phí công bố đơn: 120.000 đồng;

- Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000 đồng/01 hình;

- Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 480.000 đồng/01 đối tượng;

- Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000 đồng/01 đơn ưu tiên.

Để được tư vấn cụ thể và hỗ trợ Quý khách vui lòng liên hệ:

VEGA LAW FIRM

Address: Tầng 3, Tòa nhà Thanh Niên Media, Số 345/134 Trần Hưng Đạo, Phường Cầu Kho, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Hotline(+84 28) 3836 1818 - 0903 891 968

Facebook: vegalawfirmvietnam

Email: info@vega-lawfirm.com

Website: www.vega-lawfirm.com

Công ty Luật TNHH VEGA rất mong được hỗ trợ và nhận được sự hợp tác từ Qúy khách hàng!

Trân trọng.